Blog

GIẢI ĐÁP DIGITAL PERFORMANCE MARKETING LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG THÔNG TIN MÀ BẠN NÊN BIẾT

GIẢI ĐÁP DIGITAL PERFORMANCE MARKETING LÀ GÌ? TẤT TẦN TẬT NHỮNG THÔNG TIN MÀ BẠN NÊN BIẾT

Trong thế giới kinh doanh ngày nay, việc tối ưu hóa hiệu suất và đạt được kết quả thực sự quan trọng. Chính vì vậy, Digital Performance Marketing đã trở thành một yếu tố không thiếu trong chiến lược quảng cáo và tiếp thị của mọi doanh nghiệp. Cùng Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II tìm hiểu Digital Performance Marketing là gì và những thông tin hữu ích khác để có cái nhìn tổng quan về Digital Performance Marketing.

1.Giải đáp Digital performance marketing là gì?

Digital performance marketing là chiến dịch được để ra để đạt được hiệu suất tối đa thông qua nền tảng số.

Hiểu theo một cách khác thì Digital performance chính là hình thức marketing theo hướng dịch vụ. Doanh nghiệp bỏ tiền ra cho nhà cung cấp dịch vụ marketing, và với ngân sách đó, đơn vị Performance marketing phải làm thế nào để đạt được KPI đặt ra.

- Nếu mục tiêu là branding, KPI có thể là lượng người tiếp cận (reach), lượt tương tác (engage), chi phí cần bỏ ra cho từng tương tác (CPE),...

- Nếu mục tiêu là sales, KPI có thể là lượt lead, chi phí cho 1 lượt lead (CPL), đơn hàng,...

Tóm lại, đây là một chiến lược tiếp thị tập trung vào việc sử dụng các công cụ và kênh trực tuyến để đạt được kết quả tốt nhất trong việc quảng bá sản phẩm, dịch vụ, tiếp cận khách hàng mục tiêu,....để thu lại lợi nhuận.

Digital performance chính là hình thức marketing theo hướng dịch vụ

2. Các hình thức digital performance marketing

Cost per Impression (CPM)

Chi phí mỗi lần hiển thị (CPM)là một phương pháp đo lường hiệu suất dựa trên số lần quảng cáo của bạn được hiển thị trước mắt người dùng. Thay vì trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột hoặc tương tác, bạn phải trả một khoản phí cố định cho mỗi lần hiển thị. 

Cost per Click (CPC)

CPC là một công thức phổ biến trong quảng cáo trực tuyến, trong đó bạn chỉ trả tiền khi người dùng nhấp chuột vào quảng cáo. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng bạn chỉ thanh toán tiền khi có sự tương tác thực tế từ người tiêu dùng. 

Các hình thức digital performance marketing

Cost per Engagement (CPE)

CPE liên quan đến việc bạn chỉ trả tiền khi người dùng tương tác với quảng cáo sau khi đã xem nó. Điều này có thể bao gồm việc nhấn nút "thích," "chia sẻ", "bình luận," hoặc  thực hiện một hành động nhất định sau khi xem quảng cáo. CPE tập trung vào việc tăng tương tác và kết nối sâu hơn với khách hàng.

Cost per Lead (CPL)

CPL là biểu thức mà bạn chỉ thanh toán khi nhận được thông tin liên hệ hoặc tiềm năng của khách hàng. Điều này thường xảy ra khi người dùng điền vào một biểu mẫu hoặc tương tác với quảng cáo của bạn để cung cấp thông tin. CPL quan trọng đối với các doanh nghiệp muốn tạo ra danh sách khách hàng tiềm năng.

Cost per Sale (CPS)/ Cost per Order (CPO)

CPS (chi phí mỗi lần bán)/CPO (chi phí mỗi đơn hàng) liên kết với việc mà bạn chỉ thanh toán tiền khi một giao dịch bán hàng được thực hiện sau khi người dùng tương tác với quảng cáo của bạn. Điều này đo lường khả năng của quảng cáo mà người dùng quyết định mua hàng. CPS/CPO thường được sử dụng trong các chiến dịch bán hàng trực tuyến.

Mỗi hình thức digital performance marketing sẽ mang lại 1 hiệu quả khác nhau tùy vào mục tiêu chiến dịch

3. Các kênh Performance Marketing phổ biến hiện nay

Affiliate Marketing

Tiếp thị liên kết là một mô hình tiếp thị trong đó bạn hợp tác với các đối tác thứ ba (chi nhánh) để quảng cáo sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Bạn trả hoa hồng dựa trên kết quả, nghĩa là chỉ khi một giao dịch được thực hiện thông qua liên kết của họ. 

Kênh này giúp bạn tiếp cận mạng lưới khách hàng tiềm năng một cách hiệu quả, khi chỉ trả tiền nếu có kết quả thực sự.

Native Advertising

Quảng cáo gốc là hình thức quảng cáo thường được tìm thấy như một phần của nội dung chứ không phải là một phần riêng biệt. 

Điều này giúp tạo ra sự tương tác tự nhiên hơn từ người xem và tạo ra mối nối kết nối hơn.

Banner (Display) Ads

Quảng cáo biểu ngữ là hình thức hiển thị quảng cáo trực tiếp trên các trang web, ứng dụng hoặc trong nội dung trực tuyến. 

Sự đa dạng về kích thước và định dạng giúp bạn tạo ra hiệu quả trong việc xây dựng thương hiệu.

Content Marketing

Content Marketing tập trung vào việc tạo và chia sẻ nội dung có giá trị để thu hút và tương tác với khách hàng tiềm năng. 

Bằng cách cung cấp thông tin hữu ích và giải quyết các vấn đề của khách hàng, bạn xây dựng ý tưởng và tạo liên kết sâu hơn.

Social Media

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu trong việc kết nối với khách hàng. Bằng cách sử dụng các nền tảng như Facebook, Instagram, Twitter và LinkedIn,.... bạn có thể tiếp cận mục tiêu một cách hiệu quả và tạo ra sự tương tác tốt hơn.

Search Engine Marketing (SEM)

SEM liên quan đến việc sử dụng các công cụ tìm kiếm như Google để hiển thị quảng cáo khi người dùng tìm kiếm các từ khóa liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. 

Các kênh performance marketing phổ biến hiện nay

4. Ví dụ về Performance Marketing

Hãy tưởng tượng công ty X là một doanh nghiệp chuyên cung cấp sản phẩm điện tử và công nghệ và đang gặp khó khăn về doanh số bán hàng.

Mục tiêu chiến dịch: Tăng doanh thu bán hàng của công ty X trong vòng 3 tháng.

Bước 1: Xác định mục tiêu cụ thể và lên kế hoạch

  • Xác định rõ mục tiêu là tăng doanh thu bán hàng. Bạn đặt mục tiêu tăng 30% doanh thu trong vòng 3 tháng.

  • Lập kế hoạch tạo ra nội dung hấp dẫn, hình ảnh quảng cáo chất lượng cao và tiêu đề hấp dẫn để thu hút khách hàng tiềm năng.

Bước 2: Lựa chọn kênh Performance Marketing phù hợp

  • Tiếp thị qua Công cụ Tìm kiếm (SEM): Bạn quyết định tạo các quảng cáo Google Ads để hiển thị khi người dùng tìm kiếm các sản phẩm điện tử và công nghệ. 

  • Quảng cáo trên mạng xã hội: Sử dụng quảng cáo trên Facebook, Tiktok, Youtube,... để tiếp cận khách hàng mục tiêu quan tâm đến sản phẩm của bạn.

Bước 3: Tối ưu hóa chiến dịch thông qua quảng cáo

  • Tạo các quảng cáo Google Ads với các từ khóa liên quan đến sản phẩm và dịch vụ của bạn. Theo dõi hiệu suất từng quảng cáo để loại bỏ những chiến dịch không có kết quả.

  • Trên mạng xã hội, tạo hình ảnh và video quảng cáo để thu hút sự chú ý của khách hàng mục tiêu. 

Bước 4: Đo lường và đánh giá hiệu suất

  • Sử dụng các công cụ phân tích để theo dõi và đo lường hiệu quả hoạt động của mình. Xem xét các chỉ số như tỷ lệ nhấp chuột (CTR), tỷ lệ chuyển đổi và chi phí cho mỗi giao dịch.

  • Dựa trên dữ liệu, tối ưu hóa các quảng cáo và chiến dịch để tăng cường hiệu suất và giảm chi phí.

Bước 5: Đánh giá tổng thể

  • Sau 3 tháng triển khai chiến dịch, bạn đã đạt được mức tăng trưởng bao nhiêu phần trăm trong số doanh thu bán hàng so với những tháng trước.

  • Bạn nhận thấy rằng các quảng cáo trên mạng xã hội so với quảng cáo trên Google Ads bên nào đạt được CTR cao hơn và bạn có quyết định tăng ngân sách cho phần nào trong chiến dịch tiếp theo.

Ví dụ về performance marketing 

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trên đây bạn sẽ hiểu được Digital performance marketing là gì? và một chiến dịch Digital performance marketing sẽ được thực hiện như thế nào, thông qua các hình thức và các kênh nào. Liên hệ với Trung tâm Đào tạo Bưu chính Viễn thông II ngay hôm nay qua số hotline: 0888.558.055 hoặc truy cập website https: // /pttc2.edu.vn/  để được tư vấn các khóa học liên quan đến  Performance marketing.